The user must be an administrator, editor, or moderator of the page in order to impersonate it. If the page business requires Two Factor Authentication, the user also needs to enable Two Factor Authentication.
Kinh doanh ở phố cổ Hà Nội đang hồi sinh
26/08/2022Sau thời gian dài trầm lắng do dịch COVID-19, hoạt động kinh doanh ngành khách sạn – lữ hành, dịch vụ ở trên phố cổ Hà Nội đang nhộn nhịp, đông đúc trở lại khi mùa cao điểm du lịch đang đến gần.

Chị Trần Thị Hiền (kinh doanh trên phố Tống Duy Tân, Hà Nội) chia sẻ, từ khi du lịch mở cửa, các đoàn khách Tây tham quan đã liên tục đổ về, có thời điểm hàng quán ở đây còn chật kin khách không còn chỗ ngồi.
Những cơ sở kinh doanh vốn phụ thuộc phần lớn vào khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế như cửa hàng đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, công ty bán combo du lịch hay các tiệm spa… cũng đang dần nhộn nhịp trở lại.
Cho rằng dù lượng khách đến với phố cổ đã dần đông đúc trở lại nhưng nếu so với lượng khách trước dịch thì chưa bằng, chị Hà Thanh Vân (quản lý khách sạn Hanoi Hotel, phố Mã Mây) cho biết, lượng khách đặt phòng hiện tại đang có khoảng 40% là người địa phương và du khách trong nước, 60% là du khách nước ngoài. Việc kinh doanh, dịch vụ của khách sạn đang từng bước phục hồi khi du lịch bắt đầu bước vào mùa du lịch cao điểm.
“Là khu phố ẩm thực nên lượng khách du lịch thường tập trung ở đây đông hơn các khu khác. Hiện tại, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ở quán đã đạt khoảng 95%, chủ yếu là khách Hàn Quốc, khách Nhật và khách nước ngoài” – anh Trần Công (quản lý quán cà phê trên phố Tống Duy Tân, Hà Nội) cho hay.
Ông Phùng Quang Thắng – Phó Chủ tịch Hội Lữ hành Việt Nam – cho biết, hoạt động du lịch trong nước đang tăng trưởng mạnh mẽ nhất là vào mùa cao điểm hè.
Theo ông Thắng, mùa cao điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam thường rơi vào giai đoạn từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Hơn nữa, nguồn khách quốc tế chủ yếu đến từ các thị trường chi tiêu cao như: Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc…
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, du lịch nội địa đã phục hồi hoàn toàn, là cơ sở để toàn ngành nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường trong bối cảnh mới, thích ứng an toàn, trở thành điểm đến uy tín, có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trang thông tin Google Destination Insights mới đây cũng hiển thị lượng tìm kiếm trong nước về du lịch nội địa tháng 5.2022 đã tăng 487% so với cùng kỳ, tiếp tục tăng lên 669% trong tháng 6.2022, kết quả này cho thấy Việt Nam đã và đang phục hồi nhanh chóng, trở thành điểm tin cậy đến của khách du lịch.
Việc đón 5 triệu khách quốc tế là thách thức lớn, song ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng nhận định, ngành du lịch không chỉ điều chỉnh mục tiêu do kỳ vọng vào mùa du lịch đón khách quốc tế tháng 9 tới.
Để tạo đột phá thu hút khách quốc tế trong thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam sẽ đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá tới các thị trường chi tiêu cao như Mỹ, Ấn Độ…
Tuy nhiên, để thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam, bên cạnh sự hỗ trợ của từ Nhà nước, còn đòi hỏi doanh nghiệp du lịch cần bổ sung nguồn nhân lực, đào tạo tại chỗ lực lượng lao động hiện có để nâng cấp chất lượng dịch vụ.
Theo: Báo Lao động
Tiêu Điểm

Doanh nghiệp du lịch ‘khát’ nhân lực

TRƯNG BÀY ĐA DẠNG
Bạn Quan Tâm Đến


Kỷ niệm 10 năm có mặt tại Việt Nam, Starbucks đặt kế hoạch mở cửa hàng thứ 100 trong năm 2023

Khi “cá mập” Việt Vingroup, Masan, Thaco… tích lũy đủ nguồn lực: DN Việt dẫn dắt cuộc chơi chính trên thị trường M&A 2022

Cửa khẩu phía Bắc: Sôi động hoạt động giao thương sau 3 năm phong tỏa

Báo Hong Kong gợi ý du khách tới Hội An

Việt Nam có làng du lịch trong top thế giới

Quảng Bình: Xây dựng sản phẩm du lịch khu vực miền núi gắn với đồng bào dân tộc

Năm 2022: Hà Nội đón 18,7 triệu lượt du khách

Du lịch Việt hướng tây đón thị trường khách cả tỉ dân
